Vệ sinh ghế hội trường nói riêng và vệ sinh nội thất văn phòng nói chung là việc làm cần thiết cần được lặp đi lặp lại ít nhất mỗi tháng một lần. Mục đích chính là để làm sạch sản phẩm nội thất, đồng thời cũng là dịp kiểm tra tình hình “sức khoẻ” của chúng. Hơn hết, bàn ghế hội trường sạch, an toàn thì mới đảm bảo được sức khoẻ của những người sử dụng.
Trong chuyên mục “kinh nghiệm hay” ngày hôm nay, nội thất GSC Việt Nam xin chia sẻ đến bạn đọc, hướng dẫn vệ sinh ghế hội trường luôn được như mời, bạn chỉ cần bỏ ra tối thiếu 5 phút đồng hồ để thực hiện chúng.
Khi nào thì nên vệ sinh ghế hội trường?
Rất nhiều trường hợp nhận thấy ghế hội trường đã xuống cấp, các bộ phận của ghế không còn phát huy tối đa công năng của sản phẩm hay xuất hiện mấm mốc, mối mọt thì mới bắt đầu vệ sinh ghế. Lúc này mới vệ sinh thì đã quá muộn, bởi khi ghế xuống cấp không còn là nhiệm vụ của nhân viên vệ sinh nữa mà phải chuyến tiếp đến bộ phận bảo dưỡng, sửa chữa.
Bạn phải hiểu rằng “vệ sinh” là hành động làm sạch, quét rọn, và được lặp đi lặp lại theo 1 chu kì nhất định (thường là 1 tháng/lần) hoặc là sau khi tổ chức sự kiện tại hội trường đó xong. Còn phải đến 1 thời gian rất dài thì ghế hội trường mới đến lúc xuống cấp, các bộ phận không liên kết trơn mượn với nhau, đến lúc đấy là nhiệm vụ của nhận viên sửa chữa, bảo dưỡng.
Những dấu hiệu của ghế hội trường cần được vệ sinh gấp
Nếu là bạn quản lý phòng hội trường và nhận thấy nội trường hội trường và ghế hội trường có xuất hiện các dấu hiệu sau, hãy gọi ngay nhân viên đến để vệ sinh kịp thời sản phẩm.
- Ghế xuống cấp, bám bụi bẩn, mất đi tính thẩm mỹ ban đầu.
- Xuất hiện nấm mốc ở bề mặt vải nỉ của ghế.
- Chân ghế bắt đầu hen rỉ, không còn tươi mới.
- Bàn viết dính đầy bụi bẩn.
- Hoặc các dấu hiệu phức tạp hơn.
Hướng dẫn vệ sinh ghế hội trường đúng chuẩn 5 bước đơn giản
- Bước 1: Dùng máy hút bụi để làm sạch bụi bẩn bám trên thành ghế và các kẽ ghế. Đặc biệt là phần đệm ngồi, tựa lưng, tay vịn hoặc các kẽ dễ bám bẩn là hộp trong tay ghế, bàn viết, ốp đệm,…
- Bước 2: Dùng 1 chiếc bàn chải khô, chà nhẹ bề mặt đệm ngồi và phần tựa lưng bọc vải.
- Bước 3: (Cần có kỹ năng hoặc nhờ bộ phận bảo dưỡng) Tách những tấm đệm rời ra và hút bụi trên bề mặt, chải sạch những phần bị che khuất.
- Bước 4: Kiểm tra phần hướng dẫn vệ sinh của nhà sản xuất trên ghế hội trường để có phương án vệ sinh phù hợp nhất. Chẳng hạn như: nếu có kí hiệu chữ W là làm sạch bằng nước, S là không dùng nước, X là chỉ có thể hút bụi.
- Bước 5: Chọn chất tẩy rửa phù hợp, với những loại ghế bọc vải cao cấp đắt tiền bạn nên sử dụng chất tẩy đặc thù với loại vải đấy, để trách hư hại đến chất liệu cấu thành nên chúng. Còn với loại vải như nỉ, giả da bạn có thể làm sạch bằng xà phòng, nước nữa chén hoặc chất tẩy rửa nhẹ.
*Mẹo nhỏ: Bạn có thể dùng bình xịt tẩy nội thất ô tô dạng bọt hoặc nước để mang đến khả năng vệ sinh ghế hiệu quả hơn. Hoặc một cách nữa là sau khi xịt dung dịch lên vết bẩn, để từ 2 đến 3 phút và dùng khăn ẩm chà lên vết bẩn để làm sạch.
Trong trường hợp, vết ổ khó tẩy sạch bằng dung dịch vệ sinh chuyên dục thì anh chị có thể dùng 1 lượng rượu trắng vửa đủ phun lên bộ phận cần làm sạch. Còn với phần chân ghế nên dùng bình xịt tẩy tạo bọt để vệ sinh. Ví dụ các thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực này là Comma; Kasder; AIBO;…
Hướng dẫn bảo quản ghế hội trường đảm bảo tính thẩm mỹ cao
Khi xong khâu vệ sinh, tiếp đến là khâu bảo quản, một khâu quan trọng đảm bảo tính toàn vẹn và xuyên suốt trong quá trình sử dụng ghế hội trường. Với khâu bảo quản, chịu sự ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như nhiệt độ, chất liệu ghế, độ ẩm, độ pH,…
Dưới đây là những lưu ý khi bảo quản ghế hội trường của Nội thất Xuân Hòa sau khi đã vệ sinh xong:
- Bảo quản ghế hội trường trong môi trường thoáng mát, nhiệt độ thấp. Tránh những nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào sẽ ảnh hướng đến độ bung vải nỉ, độ giòn xốp của gỗ hoặc những nơi ẩm ướt, có độ ẩm cao sẽ làm ảnh hưởng chất lượng của ghế.
- Thường xuyên lau chùi, vệ sinh ghế bằng giẻ mềm khô hoặc có độ ẩm thấp, ngoài ra, có thể dùng chổi lông mềm để quét phần bụi ở những kẽ không thể lau tới.
- Khi ghế bị dính vết bẩn cần có giải pháp vệ sinh phù hợp, nhanh chóng để có thể loại bỏ vết bẩn được hiệu quả vì càng để lâu càng khó làm sạch.
- Khi di chuyển ghế nên tránh những va chạm mạnh vì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến bề mặt ghế, gây trầy xước, hư hỏng.
GSC Việt Nam nhà cung cấp ghế hội trường chất lượng cao
Ngày nay, công ty nội thất GSC Việt Nam là nhà cung cấp ghế hội trường nói riêng và nội thất hội trường tổng thể nói chung hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi, GSC Việt Nam đang phân phối sản phẩm của các thương hiệu nội thất nội địa chất lượng là Xuân Hòa, Hòa Phát (nay là nội thất The One), EVOSeating, 190, Fami,…
Trên đây là những hướng dẫn vệ sinh ghế hội trường và cách bảo quản sản phẩm luôn tốt. GSC Việt Nam sẽ cung cấp nhiều nội dung hữu ích hơn trong chuyên mục “kinh nghiệm hay” mong bạn đọc quan tâm và theo dõi. Quý anh chị có nhu cầu tìm hiểu và lắp đặt ghế hội trường, vui lòng liên hệ:
VP Hà Nội: Số 35, Lô D6, Khu D Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội.
VP TP. HCM: Số 179, đường 1B, KCD Vĩnh Lộc, Bình Tân, TP. Hồ chí Minh
Mobile / Zalo / Viber / WhatsApp: 0985.715.666
Email: ghehoitruong@gmail.com
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC: