Đối với ngành sản xuất nội thất nói chung thì chất liệu gỗ laminate là sự lựa chọn hàng đầu. Laminate đang là bề mặt vật liệu gỗ công nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường. Vậy Laminate là gì? Và cấu tạo, ưu nhược điểm của gỗ laminate. Hãy cùng GSC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Laminate là gì?
Gỗ laminate thực chất là gỗ công nghiệp được sử dụng bề mặt laminate nó không phải là 1 loại gỗ như nhiều người nghĩ. Nó được tạo thành từ chất laminate – nhựa tổng hợp cao cấp có tên khoa học là High-pressure Laminate (HPL).
Việc lựa chọn và sử dụng loại chất liệu này sẽ mang đến cho sản phẩm có độ hoàn thiện cao, mang lại vô vàn những ưu điểm đáng kể nhất phải nói đến khả năng chống trầy xước chịu va đập chịu ăn mòn chống mối mọt và vi khuẩn nó được phủ lên các gốc gỗ bán dâm để gia tăng thêm giá trị thẩm mỹ cũng như đảm bảo được độ bền tối đa trong quá trình sử dụng
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại gỗ công nghiệp phủ Laminate như: MDF, MFC, HDF,… Các lớp gỗ công nghiệp này đều có cấu tạo 2 lớp:
Lớp ngoài phủ bề mặt Laminate sáng bóng làm gia tăng độ chắc chắn cho tấm gỗ, tăng tính thẩm mỹ và giá trị sản phẩm.
Lớp bên trong ( Cốt gỗ) có thể là ván mịn MDF, ván dăm MFC, HDF,…
Vật liệu Laminate được ra đời 1992 với mong muốn tạo nên những sản phẩm chất lượng tốt có thể thay thế gỗ tự nhiên. Với ưu điểm nổi bật dù sinh sau đẻ muộn những Laminate vẫn được ưa chuộng sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Cấu tạo của Laminate
Laminate được cấu tạo bao gồm 3 lớp cơ bản như: Kraft (lớp giấy nền), Decorative Paper (lớp phim tạo màu) và cả lớp Overlay ( lớp màng phủ bên ngoài). Dưới áp suất cùng nhiệt với độ cao sẽ làm cho sự liên kết của 3 lớp được chặt chẽ hơn. Đặc biệt, nếu khi kết hợp với keo chuyên dụng thì sẽ khiến cho tấm Laminate có tính ổn định và vững chắc hơn rất nhiều.
Lớp Overlay
Được lựa chọn từ Cellulose tinh khiết, được phủ ngoài cùng chức năng của lớp overlay để tạo nên cho bề mặt giá trị thẩm mỹ mang lại những tính năng hoàn hảo như chống trầy xước, chống va đập và phát huy được tối đa những ưu điểm vượt trội đặc biệt phải nói đến không bị phai màu không bị cong vênh mối mọt xâm lấn dễ dàng vệ sinh lau chùi.
Lớp Decorative paper
Đây là lớp trang trí, bề mặt được nhúng keo Melamine sau đó được ép với nhiệt độ cao để dính chặt vào giấy giúp màu sắc luôn đạt được độ ổn định tối đa.
Lớp Kraft Papers
Đây là phần dưới cùng của bề mặt, gồm nhiều lớp giấy nén chặt với nhau dưới tác động của nhiệt độ. Nguyên liệu chính để làm lớp Kraft là các bột giấy và phụ gia có thể điều chỉnh độ dày đảm bảo mọi yêu cầu tối đa về thiết kế.
Ưu nhược điểm của gỗ laminate
Ưu điểm
- Giá trị thẩm mỹ cao: Màu sắc ngoài màu trơn còn có cả màu kim loại, màu ánh nhũ, hoa văn họa tiết, hình thái đa dạng có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng, định hình được phong cách và khẳng định gu thẩm mỹ khi sử dụng.
- Bền và tuổi thọ cao: Khả năng chịu áp lực lớn giúp tuổi thọ của vật dụng kéo dài, chịu nhiệt tốt, tác dụng chống trầy xước gần như hoàn hảo, màu sắc ổn định và bền màu phần nào giúp cho những thiết bị, vật dụng nội thất bền đẹp như mới theo thời gian. Bên cạnh đó, đặc tính dẻo dai có thể dễ dàng uốn cong để tạo hình và lắp ghép đơn giản rất phù hợp để trang trí, tiết kiệm cả về chi phí lẫn thời gian thi công.
- Tính ứng dụng cao: Nhờ lớp đầu tiên của bề mặt là lớp keo trong suốt cellulose có tính chất chống thấm nước, mối mọt, ẩm mốc, giúp khách hàng trong quá trình sử dụng có thể dễ dàng tiện lợi để vệ sinh lau chùi. Vì thế người ta không chỉ ứng dụng laminate cho sàn nhà mà còn ứng dụng như bàn văn phòng nói riêng, nội thất văn phòng nói chung, nội thất gia đình…
- Thân thiện với môi trường: Gỗ công nghiệp laminate vô cùng thân thiện với môi trường và an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm nổi bật của gỗ công nghiệp Laminate thì cũng có một số nhược điểm chưa thể khắc phục ngay được như giá thành khá cao so với các loại gỗ công nghiệp khác và kỹ thuật dán keo hiện đại thì mới có thể làm ra được những sản phẩm từ loại gỗ này.
– Nếu sử dụng gỗ laminate trong môi trường thường xuyên bị ẩm ướt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của gỗ.
– Khi dán tấm laminate lên code gỗ mdf cần phải có máy móc hiện đại và keo sử dụng tốt để đảm bảo chất lượng của gỗ.
– Gỗ công nghiệp laminate thích hợp với những không gian nội thất mang phong cách hiện đại.
Bên trên là những chia sẻ từ GSC Việt Nam Laminate là gì? cấu tạo và ưu nhược điểm của gỗ laminate. GSC mong rằng, bạn sẽ lựa chọn loại gỗ thích hợp để thiết kế cho nội thất của mình. Chúng tôi chuyên cung cấp ra thị trường và lắp đặt các loại bàn ghế văn phòng và nội thất ghế hội trường ở nhất lượng nhất. Nếu còn băn khoăn, liên hệ ngay với chúng tôi quan Hotline: 0987.532.585 – 096.2415.577 để được tư vấn và báo giá sớm nhất.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC: