Danh sách gỗ nhóm 1, 1A ở Việt Nam: Đặc tính, ứng dụng và phân bố

Trong danh sách cây cho gỗ ở Việt Nam, được phân loại thành 8 nhóm, theo các cấp độ khác nhau, mỗi nhóm gỗ được viết bằng chữ số La Mã (I – VIII).

Ở gỗ nhóm 1, 1A – gỗ quý hiếm có đặt tính chung là: gỗ quý có vân thớ, màu sắc đẹp, có hương thơm, độ bền và giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, gỗ nhóm 1A là các loại cây cho gỗ ở Việt Nam bị cấm khai thác.

Vậy danh sách gỗ nhóm I bao gồm những cây cho gỗ nào? Đặc tính, ứng dụng, phân bố ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Gỗ nhóm 1 (I), 1A (IA) là gì? Ưu điểm nổi bật

  • Gỗ nhóm 1, 1A là các loại cây cho gỗ quý hiếm. Phân bố trong rừng tự nhiên thuộc nhiều tỉnh thành ở Việt Nam.
  • Ưu điểm nổi bật gỗ quý nhóm 1 và 1A: Có vân đẹp, màu sắc tự nhiên, có hương thơm, độ bền, chống ẩm và mối mọt rất tốt, rất quý hiếm, giá trị kinh tế cao.

Bảng danh sách gỗ nhóm 1, 1A đầy đủ và mới nhất

Gỗ cẩm lai, giáng hương, bằng lăng cườm, gỗ đỏ thuộc gỗ nhóm 1
Gỗ cẩm lai, giáng hương, bằng lăng cườm, gỗ đỏ thuộc gỗ nhóm 1

Bảng danh sách gỗ nhóm 1, 1A được quy định theo QĐ số 2198 – CNR của Bộ Lâm Nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành ngày 26/11/1977. Và được tổng hợp lại thành “Bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước”.

Gỗ nhóm I bao gồm 41 loại cây cho gỗ tự nhiên. Các loại cây được phân bố trải dài từ Miền Bắc, Miền Trung đến Miền Nam.

SỐ TT

TÊN GỖ

TÊN ĐỊA PHƯƠNG

TÊN KHOA HỌC

PHÂN BỐ TẬP TRUNG

01

Bằng Lăng cườm

Thao lao

Lagerstroemia angustifolia Pierre

Các tỉnh Miền Bắc, Miền Nam

02

Cẩm lai

Cẩm lai bộng, cẩm lai mật, trắc lai

Dalbergia Oliverii Gamble

Các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ

03

Cẩm lai Bà Rịa

Dalbergia bariensis Pierre

Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Khánh Hòa, Đắk Lắk

04

Cẩm lai Đồng Nai

Dalbergia dongnaiensis Pierre

Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Khánh Hòa, Đắk Lắk

05

Cẩm liên

Cà gần

Pantacme siamensis Kurz

Các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

06

Cẩm thị

Diospyros siamensis Warb

Các tỉnh Tây Nguyên và Miền Trung

07

Dáng hương

Pterocarpus pedatus Pierre

Các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ

08

Dáng hương căm-bốt

Pterocarpus cambodianus Pierre

Các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ

09

Dáng hương mắt chim

Giáng hương Ấn

Pterocarpus indicus Willd

Các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ

10

Dáng hương quả lớn

Pterocarpus macrocarpus Kurz

Các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ

11

Du sam

Ngô tùng, du sam đá vôi

Keteleeria davidianaBertris Beissn

Các tỉnh Miền Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La

12

Du sam Cao Bằng

Keteleeria calcaria Ching

Các tỉnh Miền Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La

13

Gỗ đỏ

Hồ bì

Pahudia cochinchinensis

Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, Lâm Đồng và một số tỉnh Miền Bắc

Cà te

Pierre

14

Gụ

Sindora maritima Pierre

Các tỉnh Miền Trung và Nam Bộ như Nghệ An, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Quảng Nam

15

Gụ mật

Gỗ mật

Sindora cochinchinensis Baill

Các tỉnh Miền Trung và Nam Bộ như Nghệ An, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Quảng Nam

16

Gụ lau

Gỗ lau

Sindora tonkinensis A.Chev

Các tỉnh Miền Trung và Nam Bộ như Nghệ An, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Quảng Nam

17

Hoàng đàn

Hoàng đàn liễu, ngọc am

Cupressus funebris Endl

Tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang

18

Huệ mộc

Dalbergia sp

Các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên

19

Huỳnh đường

Disoxylon loureiri Pierre

Các tỉnh Miền Trung và Đông Nam Bộ

20

Hương tía

Pterocarpus sp

Các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

21

Lát hoa

Chukrasia tabularis A.Juss

Các tỉnh Miền Bắc và Tây Nguyên

22

Lát da đồng

Chukrasia sp

Các tỉnh Miền Bắc và Trung Bộ

23

Lát chun

Chukrasia sp

Các tỉnh Miền Bắc và Thanh Nghệ Tĩnh

24

Lát xanh

Chukrasia var. quadrivalvis Pell

Các tỉnh Miền Bắc, Nghệ An, Hà Tĩnh

25

Lát lông

Chukrasia var.velutina King

Các tỉnh Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh, Nghệ An

26

Mạy lay

Sideroxylon eburneum A.Chev.

Các tỉnh Miền Bắc và Miền Trung

27

Mun sừng

Mun

Diospyros mun H.Lec

Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Định

28

Mun sọc

Diospyros sp

Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa

29

Muồng đen

Cassia siamea lamk

Quảng Ninh và các tỉnh Tây Nguyên

30

Pơ mu

Fokienia hodginsii A.Henry et thomas

Các tỉnh Miền Bắc và Miền Trung

31

Sa mu dầu

Sa mộc Quế Phong, thông mụ Nhật

Cunninghamia konishii Hayata

Các tỉnh Miền Bắc

32

Sơn huyết

Sơn tiêu, sơn rừng

Melanorrhoea laccifera Pierre

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

33

Sưa

Trắc thối

Dalbergia tonkinensis Prain

Trải dải 3 Miền từ Miền Bắc xuống Miền Nam

34

Thông ré

Thông lá dẹt

Ducampopinus krempfii H.Lec

Các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên

35

Thông tre

Bách niên tùng

Podocarpus neriifolius D.Don

Trải dải 3 Miền từ Miền Bắc, Miền Trung xuống Miền Nam

36

Trai (Nam Bộ)

Vàng dành

Fugraea fragrans Roxb.

Các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long

37

Trắc Nam Bộ

Fugraea fragrans Roxb.

Các tỉnh Miền Trung, và khu vực Nam Bộ

38

Trắc đen

Dalbergia nigra Allen

Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Lâm Đồng

39

Trắc căm bốt

Dalbergia cambodiana Pierre

40

Trầm hương

Gió bầu

Aquilaria Agallocha Roxb.

Khánh Hòa, Quảng Nam, Gia Lai, Kom Tum, Đăk Lăk

41

Trắc vàng

Trắc đạo

Dalbergia fusca Pierre

Các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên, khu vực Nam Bộ,

>>Xem thêm: Đặc điểm, ứng dụng của các loại gỗ mun

Bảng phân loại gỗ tự nhiên nhóm 1 (I) tại Việt Nam được khai thác

Gỗ tự nhiên nhóm 1 được phép khai thác là gỗ trai, gụ lau, trắc đen, giáng hương
Gỗ tự nhiên nhóm 1 được phép khai thác là gỗ trai, gụ lau, trắc đen, giáng hương

Gỗ nhóm I bao gồm 41 loại cây cho gỗ. Trong đó, có 17 loại gỗ được cấp phép khai thác cho đi xuất khẩu. Danh sách đầy đủ bảo gồm:

SỐ TT

TÊN GỖ

01

Trắc đen

02

Gụ lau

03

Mun

04

Cẩm nghệ

05

Bằng lăng cườm

06

Bách xanh

07

Bằng lăng ổi

08

Cẩm lai

09

Cẩm liên

10

Hoàng đàn

11

Giáng hương

12

Hương tía

13

Trai

14

Gò mật

15

Gò biểm

16

Muồng đen

17

Gỗ đỏ

Bảng phân loại gỗ tự nhiên nhóm 1A (IA) tại Việt Nam cấm khai thác

Gỗ quý nhóm 1 bị cấm khai thác là gỗ hoàng đàn, thông hai lá dẹt, thông đỏ, bách xanh
Gỗ quý nhóm 1 bị cấm khai thác là gỗ hoàng đàn, thông hai lá dẹt, thông đỏ, bách xanh

Để giúp giảm thiểu các nguy cơ tuyệt chủng của các dòng gỗ quý hiếm, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam. Vì vậy, Chính Phủ đã phân loại thành nhóm gỗ 1A là nhóm cấm khai thác, ký hiệu là IA. Danh sách đầy đủ bao gồm:

SỐ TT

TÊN GỖ

01

Bách Xanh

02

Thông đỏ

03

Phỉ 3 mũi

04

Thông tre

05

Thông Pà cò

06

Thông Đà lạt

07

Thông nước

08

Hinh đá vôi

09

Sam bông

10

Sam lạnh

11

Trầm (gió bầu)

12

Hoàng đàn

13

Thông 2 lá dẹt

Đặc tính chung của gỗ tự nhiên nhóm 1, 1A

Màu sắc và vân thớ:

Gỗ nhóm 1 có màu sắc đẹp, đa dạng từ đỏ thẫm, vàng nâu, đen, đến xanh đen,…

Vân thớ gỗ mịn, đều, đẹp mắt, có nhiều loại có vân gỗ cuộn xoáy, tạo nên vẻ sang trọng và quý phái.

Khối lượng và độ cứng:

Gỗ nhóm 1 có khối lượng nặng, tỷ trọng cao, rất cứng và chắc chắn.

Khả năng chịu lực nén, chịu lực uốn tốt, độ bền cao.

Khả năng chống mối mọt:

Gỗ nhóm 1 có khả năng chống mối mọt tốt, có thể sử dụng lâu dài mà không bị hư hại.

Một số loại gỗ còn có tinh dầu tự nhiên có khả năng xua đuổi côn trùng.

Mùi thơm:

Nhiều loại gỗ nhóm 1 có mùi thơm đặc trưng, dễ chịu, tạo cảm giác thư giãn và sang trọng.

Ứng dụng của gỗ quý nhóm 1, 1A trong cuộc sống

Tượng con ngựa làm bằng gỗ mun sừng
Tượng con ngựa làm bằng gỗ mun sừng

Các loại gỗ tự nhiên nhóm 1 được sử dụng để sản xuất đồ nội thất cao cấp, vật liệu xây dựng, làm nước hoa – tinh dầu, đồ thủ công mỹ nghệ hạng sang, các linh vật mang ý nghĩa tâm linh.

  • Gỗ Sưa: chế tác đồ mỹ nghệ, sập, tủ, khắc tượng,…
  • Gỗ Trầm hương: gỗ siêu quý, giá trị cả tỷ đồng mỗi kilogram, thường được dùng để chiết xuất tinh dầu, tạc tượng, làm vòng tay, chuỗi hạt,…
  • Gỗ Sơn Huyết: gỗ quý và cực hiếm, dùng để làm đồ nội thất cao cấp như sập thờ, lộc bình, đồ phong thủy, trang trí nội thất, bàn ghế, tủ quần áo,…
  • Gỗ Hoàng Đàn: làm các đồ mỹ nghệ cao cấp, vật phẩm phong thủy, chiết xuất tinh dầu,…
  • Gỗ Giáng hương: chế tác đồ mỹ nghệ như giường, tủ, bàn ghế, sàn gỗ tự nhiên,…
  • Gỗ Bằng Lăng cườm: đóng bàn ghế, giường tủ, ván sàn,…
Gỗ quý nhóm 1 được sử dụng để sản xuất đồ nội thất cao cấp, tinh dầu nước hoa, đồ thủ công mỹ nghệ hạng sang
Gỗ quý nhóm 1 được sử dụng để sản xuất đồ nội thất cao cấp, tinh dầu nước hoa, đồ thủ công mỹ nghệ hạng sang

Tổng kết về gỗ nhóm 1, 1A

  • Cây gỗ hỗ trợ chữa bệnh: Sưa, Trầm hương, Mạy lay,…
  • Loại gỗ đắt nhất: Trầm hương,  Mun, Sưa đỏ, Cẩm lai, Hoàng đàn,…
  • Loại gỗ quý hiếm nhất: Mun, Sưa đỏ, cẩm lai,…
  • Gỗ tự nhiên được nhập khẩu về Việt Nam: Cẩm lai, Thông tre, Trắc căm bốt,…
  • Loại gỗ mang ý nghĩa tâm linh: Trầm hương, Hoàng đàn, Cẩm Lai, Mun, Sưa đỏ,…
  • Câu nói kinh điển về loại gỗ nhóm I: “Sập gụ tủ chè” ý nói về gỗ Gụ; “Quý hơn vàng” ý nói về gỗ Sưa.

Bài viết trên đây đã tổng hợp danh sách gỗ nhóm 1. 1A chi tiết, có trích dẫn từ Bộ Lâm Nghiệp. Đồng thời, chúng tôi cũng nếu rõ các đặc tính, phân bố, ứng dụng và ưu điểm nổi bật của gỗ tự nhiên nhóm 1. GSC Việt Nam không cung cấp bất kỳ sản phẩm gỗ tự nhiên nào.

Chỉ mục