Danh sách gỗ nhóm 3, 4, 5 ở Việt Nam: Đặc tính, ứng dụng, phân bố

Trong danh sách gỗ nhóm 3, 4, 5 có tổng cộng 108 loại gỗ tự nhiên. Trong đó: Gỗ nhóm 3 có 24 loại gỗ; Gỗ nhóm 4 có 34 loại gỗ; Gỗ nhóm 5 có 65 loại gỗ.

Gỗ tự nhiên nhóm 3, 4, 5 được quy định theo QĐ số 2198 – CNR của Bộ Lâm Nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành ngày 26/11/1977. Và được tổng hợp lại thành “Bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước”.

Bảng danh sách 24 loại gỗ nhóm 3 theo tiêu chuẩn Quốc gia chi tiết, đầy đủ

SỐ THỨ TỰ

TÊN GỖ

TÊN KHOA HỌC

TÊN ĐỊA PHƯƠNG

01

Bàng lang nước

Lagerstroemia flos-reginae Retz

02

Bàng lang tía

Lagerstroemia loudoni Taijm

03

Bình linh

Vitex pubescens Vahl.

04

Cà chắc

Shorea Obtusa Wall

Cà chí

05

Cà ổi

Castanopsis indica A.DC.

06

Chai

Shorea vulgaris Pierre

07

Chò chỉ

Parashorea stellata Kury.

08

Chò chai

Shorea thorelii Pierre

09

Chua khét

Chukrasia sp

10

Chự

Litsea longipes Meissn

Dự

11

Chiêu liêu xanh

Terminalia chebula Retz

12

Dâu vàng

13

Huỳnh

Heritiera cochinchinensis Kost

Huân

14

Lát khét

Chukrasia sp

15

Lau táu

Vatica dyeri King

16

Loại thụ

Pterocarpus sp

17

Re mit

Actinodaphne sinensis Benth

18

Săng lẻ

Lagerstroemia tomentosa Presl

19

Sao đen

Tepana odorata Roxb

20

Sao hải nam

Hopea hainanensis Merr et Chun

Sao lá to

(Kiền kiền Nghệ Tĩnh)

21

Tếch

Tectona grandis Linn

Gia tỵ

22

Trường mật

Paviesia anamonsis

23

Trường chua

Nephelium chryseum

24

Vên vên vàng

Shorea hypochra Hance

Dên Dên

Danh sách gỗ nhóm 3 (III) có tổng cộng 24 loại gỗ tự nhiên, có đầy đủ tên gọi khoa học đến tên gọi ở Việt Nam. Đặc điểm chung của gỗ nhóm 3 là: Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn, nhưng sức bền cao, độ dẻo dai lớn, sức chịu lực cao. Nhóm gỗ tự nhiên có tỷ trọng trung bình từ 0,65-0,80 kg/m3. Màu gỗ đa dạng, sang trọng. đường vân đẹp, nhiều kiểu khác nhau.

Gỗ nhóm 3 bao gồm gồ Tếch, Chò chỉ, Bình linh, Cà ổi
Gỗ nhóm 3 bao gồm gồ Tếch, Chò chỉ, Bình linh, Cà ổi

Gỗ phổ biến nhất nằm trong gỗ nhóm 3: Tếch; Bình linh; Lau táu; Chai; Re mit.

>>Xem thêm: Danh sách gỗ nhóm 1, 1A

Bảng danh sách 34 loại gỗ nhóm 4 (IV) theo tiêu chuẩn Quốc gia

SỐ THỨ TỰ

TÊN GỖ

TÊN KHOA HỌC

TÊN ĐỊA PHƯƠNG

01

Bời lời

Litsea laucilimba

02

Bời lời vàng

Litsea Vang H.Lec.

03

Cà duối

Cyanodaphne cuneata Bl.

04

Chặc khế

Disoxylon translucidum Pierre

05

Chau chau

Elacorarpus tomentosus DC

Côm lông

06

Dầu mít

Dipterocarpus artocarpifolius Pierre

07

Dầu lông

Dipterocarpus sp

08

Dầu song nàng

Dipterocarpus dyeri Pierre

09

Dầu trà beng

Dipterocarpus obtusifolius Teysm

10

Gội nếp

Aglaia gigantea Pellegrin

11

Gội trung bộ

Aglaia annamensis Pellegrin

12

Gội dầu

Aphanamixis polystachya J.V.Parker

13

Giổi

Talauma giổi A.Chev.

14

Hà nu

Ixonanthes cochinchinensis Pierre

15

Hồng tùng

Darydium pierrei Hickel

Hoàng đàn gia

16

Kim giao

Podocarpus Wallichianus Presl.

17

Kháo tía

Machilus odoratissima Nees.

Re vàng

18

Kháo dầu

Nothophoebe sp.

19

Long não

Cinamomum camphora Nees

Dạ hương

20

Mít

Artocarpus integrifolia Linn

21

Mỡ

Manglietia glauca Anet.

22

Re hương

Cinamomum parthenoxylon Meissn.

23

Re xanh

Cinamomum tonkinensis Pitard

Nhè xanh

24

Re đỏ

Cinamomum tetragonum A.Chev.

25

Re gừng

Litsea annanensis H.Lec.

26

Sến bo bo

Shorea hypochra Hance

27

Sến đỏ

Shorea harmandi Pierre

28

Sụ

Phoebe cuneata Bl.

29

So đo công

Brownlowia denysiana Pierre

Lo bò

30

Thông ba lá

Pinus khasya Royle

Ngô 3 lá

31

Thông nàng

Podocarpus imbricatus Bl

Bạch tùng

32

Vàng tâm

Manglietia fordiana Oliv.

33

Viết

Madiuca elliptica (Pierre ex Dubard) H.J.Lam.

34

Vên vên

Anisoptera cochinchinensis Pierre

Nằm trong gỗ nhóm 4 (IV) là 34 loại gỗ tự nhiên ở Việt Nam, có tên gọi đầy đủ từ tên khoa học đến tên gọi trong nước. Đặc tính chung và ưu điểm nổi bật của cây cho gỗ nhóm 4 là: Nhóm gỗ có màu tự nhiên, thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến.

Gỗ tự nhiên nhóm 4 bao gồm gỗ Bời lời, Kim giao, Long não, Mít
Gỗ tự nhiên nhóm 4 bao gồm gỗ Bời lời, Kim giao, Long não, Mít

Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình từ 0,65-0,80 kg/m3. Mỗi loại lại có màu sắc và vân gỗ rất đặc trưng riêng. Các gỗ tự nhiên thuộc nhóm IV cũng không quá đắt và hiếm, nguồn cung khá đa dạng cả khai thác trong nước và nhập khẩu.

>>Xem thêm: Danh sách gỗ nhóm 2, 2A đặc tính và ứng dụng

Bảng danh sách 65 loại gỗ nhóm 5 (V) theo tiêu chuẩn Quốc gia mới nhất

SỐ THỨ TỰ

TÊN GỖ

TÊN KHOA HỌC

TÊN ĐỊA PHƯƠNG

01

Bản xe

Albizzia lucida Benth.

02

Bời lời giấy

Litsea polyantha Juss.

03

Ca bu

Pleurostylla opposita Merr. et Mat.

04

Chò lông

Dipterocarpus pilosus Roxb.

05

Chò xanh

Terminalia myriocarpa Henrila

06

Chò xót

Schima crenata Korth.

07

Chôm chôm

Nephelium bassacense Pierre

08

Chùm bao

Hydnocarpus anthelminthica Pierre

09

Cồng tía

Callophyllum saigonensis Pierre

10

Cồng trắng

Callophyllum dryobalanoides Pierre

11

Cồng chìm

Callophyllum sp.

12

Dải ngựa

Swietenia mahogani Jaco.

13

Dầu

Dipterocarpus sp.

14

Dầu rái

Dipterocarpus alatus Roxb.

15

Dầu chai

Dipterocarpus intricatus Dyer

16

Dầu đỏ

Dipterocarpus duperreanus Pierre

17

Dầu nước

Dipterocarpus jourdanii Pierre

18

Dầu sơn

Dipterocarpus tuberculata Roxb.

19

Giẻ gai

Castanopsis tonkinensis Seen

20

Giẻ gai hạt nhỏ

Castanopsis chinensis Hance

21

Giẻ thơm

Quercus sp.

22

Giẻ cau

Quercus platycalyx Hickel et camus

23

Giẻ đen

Castanopsis sp.

24

Giẻ đỏ

Lithocarpus ducampii Hickel etA.camus

25

Giẻ mỡ gà

Castanopsis echidnocarpa A.DC.

26

Giẻ xanh

Lithocarpus pseudosundaica(Kickel et A.Camus) Camus

27

Giẻ sồi

Lithocarpus tubulosa Camus

28

Giẻ đề xi

Castanopsis brevispinula Hickel et camus

29

Gội tẻ

Aglaia sp.

Gội gác

30

Hoàng linh

Peltophorum dasyrachis Kyrz

31

Kháo mật

Cinamomum sp.

32

Nephelium sp.

33

Kè đuôi dông

Makhamia cauda-felina Craib.

34

Kẹn

Aesculus chinensis Bunge

35

Lim vang

Peltophorum tonkinensis Pierre

Lim xẹt

36

Lõi thọ

Gmelina arborea Roxb.

37

Giẻ cuống

Quercus chrysocalyx Hickel et camus

38

Muồng

Cassia sp.

Muồng cánh dán

39

Muồng gân

Cassia sp.

40

Mò gỗ

Cryptocarya obtusifolia Merr

41

Mạ sưa

Helicia cochinchinensis Lour

42

Nang

Alangium ridley king

43

Nhãn rừng

Néphélium sp.

44

Phi lao

Casuarina equisetifolia Forst.

Dương liễu

45

Re bàu

Cinamomum botusifolium Nees

46

Sa mộc

Cunninghamia chinensis R.Br

47

Sau sau

Liquidambar formosana hance

Táu hậu

48

Săng táu

48

Săng đá

Xanthophyllum colubrinum Gagnep.

50

Săng trắng

Lophopetalum duperreanum Pierre

51

Sồi đá

Lithocarpus cornea Rehd

Sồi ghè

52

Sếu

Celtis australis persoon

Áp ảnh

53

Thành ngạnh

Cratoxylon formosum B.et H.

54

Tràm sừng

Eugenia chanlos Gagnep.

55

Tràm tía

Sysygium sp.

56

Thích

Acer decandrum Nerrill

Thích 10

57

Thiều rừng

Néphelium lappaceum Linh

Vải thiều

58

Thông đuôi ngựa

Pinusmassonisca Lambert

Thông tầu

59

Thông nhựa

Pinusmerkusii J et Viers

Thông ta

60

Tô hạp điện biên

Altmgia takhtadinanii V.T.Thái

61

Vải guốc

Mischocarpus sp.

62

Vàng kiêng

Nauclea purpurea Roxb.

63

Vừng

Careya sphaerica Roxb.

64

Xà cừ

Khaya senegalensis A.Juss

65

Xoài

Mangifera indica Linn.

Theo QĐ số 2198 – CNR của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 26/11/1977 thì danh sách gỗ nhóm 5 (V) bao gồm 65 loại gỗ tự nhiên.

Đặc tính chung của gỗ nhóm 5 là: Nhóm gỗ trung bình, tỷ trọng gỗ nhóm 5 dao động trong khoảng từ 0,55 – 0,75 g/cm3. Bao gồm những loại cây không quá quý, có giá thành rẻ. Là nhóm gỗ có màu sắc đa dạng, từ màu vàng nhạt đến màu nâu sẫm. khả năng uốn và chịu lực va đập rất thấp, dễ chế tác,…

Gỗ tự nhiên nhóm 5 bao gồm gỗ Săng đá, Xà cừ, Thông đuôi ngựa, Dầu
Gỗ tự nhiên nhóm 5 bao gồm gỗ Săng đá, Xà cừ, Thông đuôi ngựa, Dầu

Các loại gỗ tự nhiên phổ biến ở nhóm 5 là: Thông; Dầu; Giẻ; Gội; Muồng; Săng; Ké;…

Sự phân bố gỗ tự nhiên nhóm 3,4,5 ở Việt Nam

Gỗ nhóm 3 (III)

  • Gỗ Bình Linh: Các tỉnh Miền Trung, Miền Nam như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang,
  • Gỗ Tếch: Chủ yếu ở các tỉnh Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, đặc biệt là ở các tỉnh như Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Gỗ Bàng lang: các tỉnh miền Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
  • Gỗ cà ổi: Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,…

Gố nhóm 4 (IV)

  • Gỗ Rè xanh: từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kon Tum,…
  • Gỗ sụ: Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và miền Tây Nam Bộ.
  • Gỗ Thông bá lá: Ở vùng Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng), vùng núi phía Bắc (Hà Giang, Yên Bái, Sơn La),…

Gỗ nhóm 5 (V)

  • Gỗ Dầu: Ở các khu vực ven sông, như sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…
  • Gỗ Giẻ: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Bắc, Quảng Ninh,…
  • Gỗ Săng đá: Phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và miền Nam

Giá bán tham khảo của gỗ nhóm 3, 4, 5 là bao nhiêu tiền một mét khối?

Gỗ cây tếch có giá trị cao ở thời điểm hiện tại
Gỗ cây tếch có giá trị cao ở thời điểm hiện tại
  • Nhóm gỗ số 3: Dao động từ 3.750.000 đồng/m3 đến 6.500.000 đồng/m3.
  • Nhóm gỗ số 4: Dao động từ 1.500.000 đồng đến 6.500.000 đồng/m3.
  • Nhóm gỗ số 5:  3.000.000 – 6.000.000 đồng/m3.

Ứng dụng của gỗ nhóm 3, 4, 5 trong cuộc sống

Lá và quả bình linh có công dụng hỗ trợ chữa bệnh
Lá và quả bình linh có công dụng hỗ trợ chữa bệnh
Giường ngủ làm từ gỗ bình linh
Giường ngủ làm từ gỗ bình linh
  • Gỗ Bằng lăng nước (gỗ tự nhiên nhóm 3): Giường ngủ, tủ áo, bàn ghế, điêu khắc mỹ nghệ, đóng thuyền…
  • Gỗ Chò chỉ (gỗ nhóm 3): Làm ván sàn, ốp bậc cầu thang, đóng các loại bàn ghế và đồ nội thất gia đình hay văn phòng,…
  • Gỗ Tếch (gỗ nhóm 3): Làm sàn gỗ, đóng thuyền, làm báng súng…
  • Gỗ Kim giao (gỗ nhóm 4): Làm đồ gỗ mỹ nghệ, tạc tượng gỗ, đồ gia dụng, khắc con dấu, làm đũa gỗ,…
  • Gỗ Mít (gỗ nhóm 4): Đóng đồ thờ như bàn thờ, sập thờ, tủ thờ, khắc tượng, tranh, đóng đồ mỹ nghệ…
  • Gỗ Long não (gỗ tự nhiên nhóm 4): Chế tác các vật dụng (tráp, chuỗi vòng hạt, hộp thủ công,…), làm đồ thủ công mỹ nghệ, gỗ trang trí…
  • Gỗ Thông (nhóm gỗ vị trí thứ 5): Làm gỗ xây dựng, gỗ pallet, nguyên liệu giấy,…
  • Gỗ Xà Cừ (nhóm gỗ vị trí thứ 5):  Làm đồ nội thất, làm gỗ xây dựng,…
  • Gỗ Dải Ngựa (gỗ nhóm 5):  Đóng đồ nội thất bình dân trong nhà như cửa phòng trong nhà, bàn ghế, tủ áo, vách ngăn, lam ốp trần nhà…
Gỗ tếch sản xuất đồ nội thất
Gỗ tếch sản xuất đồ nội thất

Bài viết trên đây đã tổng hợp danh sách gỗ nhóm 3,4,5 đầy đủ nhất theo quy định của Nhà nước. Đồng thời, GSC Việt Nam đã nếu rõ đặc tính, sự phân bố và giá bán tham khảo. GSC Việt Nam không cung cấp bất kỳ sản phẩm gỗ tự nhiên nào.

Chỉ mục