Tổng hợp các biện pháp PCCC trong trường học tại từng khu vực

Nắm rõ các biện pháp PCCC trong trường học là rất cần thiết. Bởi trường học là địa điểm có rất nhiều người, tài sản quý giá. Mỗi người cần nên tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng PCCC. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản trong các trường hợp cháy nổ gây ra.

Quy định về phòng cháy chữa cháy trong trường học

Quy định về PCCC trong trường học
Quy định về PCCC trong trường học

Trích “Quy định phòng cháy chữa cháy theo Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013”. Quy định cụ thể như sau:

  • Tại khu vực hành lang, lối thoát hiểm và vị trí dễ quan sát sẽ được lắp đặt biển báo, nội quy, sơ đồ và tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy.
  • Mọi cá nhân đều phải có trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy trường học. Từng cá nhân được phân công nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm.
  • Thiết kế và thi công hệ thống điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn được cơ quan chức năng nghiệm thu.
  • Thầy cô và học sinh, nhân viên trong trường đều được trang bị huấn luyện kỹ năng phòng cháy chữa cháy.
  • Có sẵn phương án phòng cháy chữa cháy.
  • Các thiết bị và hệ thống chữa cháy được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ hoặc thay mới trong trường hợp hỏng hóc.

>>Xem thêm: Cách sử dụng bình chữa cháy chi tiết từng bước một

Biện pháp PCCC trong trường học tại các khu vực trọng điểm

Trong trường học, có rất nhiều khu vực quan trọng cần được trang bị hệ thống PCCC. Tuy nhiên, các khu vực trọng điểm sau đây có nguy cơ xảy ra chảy nổ hỏa hoạn rất là cao:

PCCC trong phòng học, phòng hội trường

  • Treo đầy đủ nội quy, tiêu lệnh về phòng cháy chữa cháy.
  • Có cửa thoát hiểm trong nhà trường.
  • Không cho phép học sinh mang các thiết bị dễ gây cháy nổ đến trường.
  • Trang bị bình chữa cháy dạng bột hoặc CO2 và các công cụ PCCC khác
  • Học sinh/giáo viên/bên nhà trường được đào tạo về kỹ năng PCCC và thoát hiểm.
Tiêu lệnh về phòng cháy chữa cháy nên trong trong trường học
Tiêu lệnh về phòng cháy chữa cháy nên trong trong trường học

Biện pháp phòng cháy chữa cháy tại khu vực nhà bếp

Nhà bếp là nơi tiếp xúc trực tiếp với lửa, các chất dễ gây nổ (bình ga, bếp lửa,…). Hãy thực hiện theo các biện pháp sau để PCCC được hiệu quả:

  • Treo đầy đủ nội quy, tiêu lệnh về phòng cháy chữa cháy. Thiết kế, bố trí đường ống thoát khí, tránh để om khí tại khu vực bếp ăn.
  • Khu vực lưu trữ các chất dễ cháy như dầu hỏa, khí gas cần thông thoáng, sạch sẽ, có vách ngăn bảo vệ. Thường xuyên kiểm tra tình trạng chịu áp, van khóa có vấn đề hay không để xử lý kịp thời.
  • Trang bị bình chữa cháy dạng bột hoặc CO2 và các công cụ PCCC khác tại khu vực bếp ăn.
  • Hệ thống chiếu sáng, hệ thống bếp sinh nhiệt phải được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Nhân viên phục vụ làm việc tại khu bếp ăn cần được phổ biến đầy đủ kiến thức về phòng cháy chữa cháy, có khả năng sử dụng thành thạo bình chữa cháy.

Các biện pháp PCCC tại khu vực nhà xe

Khu vực để xe cần được theo dõi xuyên suốt để PCCC
Khu vực để xe cần được theo dõi xuyên suốt để PCCC

Khu vực gara xe luôn tiềm ẩn cháy nổ gây ra, đã có nhiều vụ cháy gara xe trên cả nước. Vì vậy, để bảo vệ tài sản giá trị cần nắm rõ các biện pháp phòng cháy sau:

  • Khu vực nhà xe phải treo rõ các quy định, tiêu lệnh về PCCC.
  • Trang bị sẵn bình xịt chữa cháy, đặt ở vị trí dễ thấy và dễ lấy.
  • Kẻ vạch, phân ô khoảng cách giữa các xe phù hợp và thuận lợi.
  • Luôn có lực lượng bảo vệ thường xuyên canh gác, giảm sát xe trong khu vực.
  • Lực lượng bảo vệ cần tiếp thu kiến thức và thành tạo kỹ năng PCCC.

Cách PCCC trong phòng máy tính

Hệ thống điện và thiết bị máy tính được lắp đặt an toàn
Hệ thống điện và thiết bị máy tính được lắp đặt an toàn

Phòng máy tính là nơi chứa rất nhiều thiết bị điện dễ gây phát nổ nếu không biết cách xử lý. Sau đây là các biện pháp phòng hiệu quả:

  • Khi lắp đặt thiết bị máy tính, điều hòa, máy chiếu,… cần tính toán đến khả năng chịu tải của dây dẫn.
  • Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động.
  • Ban quản lý phòng máy tình cần có kiến thức và kỹ năng PCCC. Biết tuyên truyền đến học sinh.
  • Kiểm tra định kỳ các sự cố có thể phát sinh liên quan đến thiết bị máy tính và hệ thống thiết bị điện.
  • Treo rõ các quy định, tiêu lệnh về PCCC.

Những lưu ý trong quá trình chứa cháy ở trường học

Học sinh. giáo viên, quản lý nhà trường cần học các kỹ năng PCCC và thoát hiểm
Học sinh. giáo viên, quản lý nhà trường cần học các kỹ năng PCCC và thoát hiểm
  • Đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
  • Kịp thời ngắt toàn bộ dòng điện.
  • Gọi khẩn cấp cho lực lượng phòng cháy chữa cháy là 114 để kịp thời chữa cháy.
  • Trang bị các thiết bị cần thiết, bình xịt chữa cháy, quần áo bảo hộ, bình thở oxy,…
  • Chuẩn bị sẵn các phụ kiện, thiết bị cho những người đang gặp nguy hiểm như chăn, khăn thấm nước.
  • Bản thân không được tự nhảy vào đám cháy.
  • Nắm rõ kiến thức và kỹ năng thoát hiểm.

Bài viết trên đã tổng hợp các biện pháp PCCC trong trường học một cách chi tiết và cụ thể nhất. Quý anh chị có nhu cầu setup nội thất văn phòng, hãy liên hệ trực tiếp với GSC Việt Nam:

  • Hotline: 0262.811.855
  • VP Hà Nội: Số 35 Lô D6, KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội.
  • VP TP. Hồ Chí Minh: Số 179, đường 1B, KCD Vĩnh Lộc, Bình Tân, TP. Hồ chí Minh
  • Email: gscvietnam@gmail.com
Chỉ mục