Cây cao su chủ yếu được trồng để thu hoạch cao su (mủ) từ vỏ cây, nhưng khi cây đã đạt tuổi và không còn cho nhiều cao su (mủ) hữu ích nữa. Thì gỗ của chúng cũng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Vậy đặc điểm nhận biết gỗ cao su như thế nào? Loại gỗ này có ứng dụng gì trong cuộc sống? Hãy cùng tìm hiểu ở trong bài viết này nhé.
Gỗ cao su có tốt không?
Cây cao su không chỉ được nuôi trồng để lấy mủ (cao su) mà con người còn khai thác lấy gỗ của chúng để sản xuất đồ nội thất, vậy liệu xây dựng,…
Gỗ cao su có màu nâu nhạt ấn tượng, thớ gỗ thẳng và mịn, có độ cứng và độ bền tương đối tốt. Gỗ cao su có khả năng chịu nước tốt, chống được mối mọt tấn công, dễ gia công. Gỗ từ cây cao su dễ chế biến và gia công, trong đó bàn văn phòng, sàn nhà làm bằng gố ghép cao su rất được ưa chuộng.
>>Tóm lại, gỗ cao su là một loại gỗ rất tốt để khai lấy mủ cao su và lấy gỗ sản xuất đồ nội thất.
So sánh cây cao su lấy mủ và cây cao su lấy gỗ
Cây cao su lấy mủ | Cây cao su lấy gỗ |
Độ tuổi để khai thác mủ cao su: Giai đoạn khai thác mủ cao su bắt đầu từ khi cây đạt độ tuổi từ 5-7 năm. Năng suất mủ cao su đạt cao nhất trong độ tuổi từ 11 – 25, sau đó giảm dần theo tuổi cây. Đến độ tuổi 35-40, cây cao su bắt đầu hết mủ. | Độ tuổi để khai tác gỗ cao su: Sau khi cây cao su đạt năng suất cho mủ thấp hoặc hết hoàn toàn (Cây từ 40 tuổi trở lên). Người ta bắt đầu khai thác lấy gỗ để sản xuất gỗ công nghiệp, đồ nội thất, vật liệu xây dựng,… |
Nhóm gỗ, phân bố, đặc điểm nhận biết gỗ cao su
Đặc điểm | Chi tiết |
Tên gọi |
|
Chiều cao và bán kinh |
|
Khối lượng | Khối lượng gỗ trung bình: 10 – 15 tấn |
Màu sắc của gỗ | Gỗ cao su có màu nâu nhạt đẹp mắt, thớ gỗ thẳng và mịn, có độ cứng và độ bền tương đối tốt. |
Hoa, lá và quả |
|
Phân bố | Cây cao su có nguồn gốc từ Ấn Độ, Indonesia. Tại Việt Nam, chúng được trồng nhiều ở tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Được phân bố ở hầu hết các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và các tỉnh phía Bắc. |
Gỗ cao su thuộc nhóm mấy?
Trong danh mục nhóm gỗ tại Việt Nam, gỗ cao su được xếp vào nhóm VII. Đặc điểm gỗ thuộc nhóm VII là: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực kém, sức chống mối mọt thấp. Một số loại cây gỗ cũng nằm trong nhóm VII, đó là: Cả lồ; Chân chim; Côm lá bạc; Dung nam; Hồng quân; Hồng rừng;…
Ứng dụng của gỗ cao su
Cây cao su được thiên nhiên ưu ái “ban tặng” những giọt nhựa mủ trắng sữa. Hơn thế, gỗ của loại cây nhóm VII này còn được ứng dụng nhiều trong cuộc sống.
Ứng dụng của nhựa mủ cao su
- Sản xuất lốp xe: Đây là ứng dụng phổ biến nhất của nhựa mủ cao su. Nhựa mủ cao su là thành phần chính tạo nên cấu trúc của lốp xe, giúp lốp xe có độ bền, độ đàn hồi và khả năng chịu mài mòn cao.
- Sản xuất găng tay y tế: Găng tay y tế được làm từ nhựa mủ cao su giúp bảo vệ tay khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, hóa chất,…
- Sản xuất bao cao su: Bao cao su được làm từ nhựa mủ cao su giúp ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Nhựa mủ cao su còn được sử dụng để sản xuất các sản phẩm cao su khác như đồ chơi, đồ trang trí,…
Ứng dụng của gỗ ghép cao su
Gỗ ghép cao su là loại gỗ được sản xuất từ các thanh gỗ cao su được ghép lại với nhau bằng keo dán chuyên dụng. Gỗ ghép cao su có nhiều ưu điểm như: Gỗ ghép cao su có độ bền cao, chịu lực tốt, chịu mài mòn cao. Gỗ ghép cao su có khả năng chịu nước tốt, chống bị mối mọt tấn công.
Với những ưu điểm trên, gỗ ghép cao su được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:
- Sản xuất đồ nội thất: Gỗ ghép cao su được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nội thất như bàn ghế, tủ quần áo, giường, kệ sách,…
- Sản xuất đồ gia dụng: Gỗ ghép cao su được sử dụng để sản xuất các sản phẩm đồ gia dụng như bàn ăn, ghế ăn, tủ bếp,…
- Vật liệu xây dựng: Gỗ ghép cao su được sử dụng để sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng như ván sàn, cửa, cầu thang,…
- Gỗ ghép cao su là một loại gỗ có nhiều ưu điểm, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Đây là một loại gỗ thân thiện với môi trường, góp phần bảo vệ rừng và môi trường sống.
Giá bán gỗ cây cao su
Tại Việt Nam, giá bán gỗ cao su hiện nay dao động trong khoảng từ 4,5 triệu đồng đến 7 triệu đồng/m3. Cụ thể:
- Gỗ cao su tròn: Giá bán gỗ cao su tròn dao động trong khoảng từ 4,5 triệu đồng đến 6,5 triệu đồng/m3.
- Gỗ cao su xẻ: Giá bán gỗ cao su xẻ dao động trong khoảng từ 5,5 triệu đồng đến 7 triệu đồng/m3.
(Giá bán trên chỉ mang tính chất tham khảo, giá thành của gỗ có thể phụ thuộc vào từng thời điểm, khu vực, nhà cung cấp)
Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi gỗ cao su có tốt không? Đặc điểm, ứng dụng, nhóm gỗ, giá bán của cây cao su. GSC Việt Nam không cung cấp bất kỳ sản phẩm gỗ tự nhiên nào.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC: