Gỗ Bằng Lăng là gì? Giá bán gỗ cây Bằng Lăng

Gỗ Bằng Lăng là gì Giá bán gỗ cây Bằng Lăng

Không ngẫu nhiên gỗ Bằng Lăng vào nhóm I trong danh sách gỗ quý hiếm ở Việt Nam. Bởi từ lâu, loại gỗ này đã có giá trị kinh tế cao, là nguồn tài nguyên quý giá được sử dụng trong ngành công nghiệp gỗ và nội thất. Bài viết này sẽ nêu tổng quát về lợi ích của gỗ Bằng Lăng mang lại từ giá trị kinh tế đến sức khỏe. Và giá bán hiện tại của gỗ cây Bằng Lăng.

Gỗ Bằng Lăng là gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao?

Gỗ Bằng Lăng là gì Giá bán gỗ cây Bằng Lăng
Gỗ Bằng Lăng là gì?

Dưới đây là thông tin về gỗ Bằng Lăng:

Đặc điểm gỗ Bằng Lăng

Chi tiết

Tên gọi khác:

Gỗ Bằng Lăng có tên khoa học là Lagerstroemia angustifolia Pierre et Lann. Tại Việt Nam gọi là Săng lẻ, Bằng lang, Truol, Thao lao, Kwer,…

Chiều cao:

Chiều cao của gỗ bằng lăng trung bình từ 10-15m. Tuy nhiên, có những cây bằng lăng có thể cao tới 20m. Cây bằng lăng có tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể đạt chiều cao 10m sau 10 năm trồng.

Bán kinh:

Trung bình, bán kính của gỗ bằng lăng khoảng 20-30cm. Tuy nhiên, có những cây bằng lăng có bán kính lên tới 50cm hoặc hơn.

Màu sắc của vỏ và vân gỗ:

Vỏ cây màu nâu xám vàng, nứt dọc đều và bong mảng mỏng. Sau khi bong để lại lớp vỏ nhẫn có màu xám vàng, sau dày lên lại bị bong và nứt dọc.

Vân gỗ Bằng Lăng thường có màu sắc nâu vàng hoặc nâu đỏ, với các đường vân uốn lượn mềm mại. Vân gỗ bằng lăng có thể có dạng xoắn ốc, dạng sóng hoặc dạng cuộn, tạo nên vẻ đẹp đặc trưng cho loại gỗ này.

Vân gỗ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định giá trị của gỗ cây Bằng Lăng. Loại nào có vân đẹp thường có giá trị cao hơn loại có vân xấu.

Phân bố:

Nguồn gốc bắt nguồn Ẩn Độ. Riêng tại Việt Nam thì tập trung phân bố tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên như: Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk,…

Nhóm gỗ:

Trong sách gỗ quý hiếm ở Việt Nam thì gỗ Bằng Lăng thuộc nhóm I. Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm này là gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, hương thơm và rất khan hiếm, có giá trị kinh tế cao nhất.

Riêng gỗ Bằng Lăng nước và Bằng Lăng tím ở nhóm III.

Ưu điểm vượt trội của gỗ Bằng Lăng

Loại gỗ nhóm I này có nhiều ưu điểm vượt trội, giúp giá trị của gỗ tăng cao:

  • Đội cứng cao: Gỗ cây Bằng Lăng có độ cứng cao hơn nhiều loại gỗ khác, có thể chịu được lực tác động mạnh. Vì vậy, loại gỗ này được ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm cần độ bền cao như là đồ nội thất, chạm khắc, tàu thuyền, và làm nhà gỗ.
  • Khả năng chống nước tốt: Gỗ Bằng Lăng có khả năng chống nước tốt, không bị mối mọt hay cong vênh trong điều kiện ẩm ướt. Vì vậy, gỗ Săng lẻ được ứng dụng để làm cầu, làm nhà gỗ, đóng tàu thuyền,…
  • Khả năng hạn chế mối mọt ăn hại: Do độ cứng và hàm lượng dầu tự nhiên trong gỗ cao, nên loại gỗ quý hiếm này có khả năng kháng mối mọt.
  • Tính thẩm mỹ cao: Gỗ cây Săng lẻ có vân gỗ đẹp, màu sắc tự nhiên, bán kính và chiều cao nổi bật. Đã tạo nên vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp cho các sản phẩm đồ nội thất, trạm khắc, ngôi nhà gỗ. Riêng bán gỗ nguyên khối đã mang giá trị kinh tế rất là cao rồi.

Gỗ Bằng Lăng có mấy loại? Đặc điểm nội bật của từng loại

Tên gọi

Đặc điểm

Gỗ Bằng Lăng Cườm

Tên gọi khác: Bằng Lăng Ổi, Bằng Lăng Trắng, Bằng Lăng Đỏ. Gỗ Bằng Lăng Cườm có chất lượng tốt nhất và giá bán cao hơn so với các loại gỗ Bằng Lăng khác. Minh chứng là có vân gỗ đẹp, màu sắc nổi bật và độ bền cao. Loại gỗ này được ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất hạng cao cấp, trạm khắc cao cấp,…

Gỗ Bằng Lăng Tím

Tên gọi khác: Bằng Lăng Loa, Bằng Lăng Đỏ. Gỗ bằng lăng tím có màu sắc nâu đỏ đặc trưng, với vân gỗ đẹp, rõ nét. Loại gỗ này được ứng dụng trong các sản phẩm phổ thông, đó là đồ nội thất, xây dựng, làm cầu.

Gỗ Bằng Lăng Nước

Tên gọi khác: Bằng Lăng ổi nước, Bằng Lăng nước. Gỗ bằng lăng nước có màu sắc nâu vàng nhạt, với vân gỗ nhỏ và mịn. Ứng dụng của loại gỗ này là: Sản xuất gia dụng.

 
Gỗ Bằng Lăng Cườm
Gỗ Bằng Lăng Cườm
Gỗ Bằng Lăng Tím
Gỗ Bằng Lăng Tím
Gỗ Bằng Lăng Nước
Gỗ Bằng Lăng Nước

Ứng dụng của gỗ Bằng Lăng

Hiện nay, gỗ cây Bằng Lăng mang lại giá trị kinh tế rất là lớn từ bán nguyên khối, cho đến ứng dụng sản xuất đồ nội thất, xây dựng,…

Giá gỗ Bằng Lăng bao nhiêu tiền một khối?

Bảng giá bán gỗ bằng lăng tính theo m3:

Loại gỗ

Giá bán (triệu đồng/m3)

Gỗ Bằng Lăng Cườm (Bằng Lăng Đỏ)

11.000.000 đồng – 13.000.000 đồng

Gỗ Bằng Lăng Tím

7.000.000 đồng – 9.000.000 đồng

Gỗ Bằng Lăng Nước

5.000.000 đồng – 7.000.000 đồng

(Giá bán gỗ bằng lăng trên thị trường có thể thay đổi tùy theo từng địa phương và thời điểm mua bán.)

Ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất

Gỗ Bằng Lăng dùng làm đồ nội thất
Gỗ Bằng Lăng dùng làm đồ nội thất
  • Sàn gỗ: Gỗ của cây Bằng Lăng Đỏ được sử dụng làm sàn gỗ mang lại vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho không gian.
  • Bàn ghế: Được sử dụng làm bàn ghế phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ,… mang lại sự chắc chắn, bền bỉ.
  • Tủ quần áo: Được sử dụng làm tủ quần áo mang lại sự sang trọng, tinh tế cho phòng ngủ.
  • Giường ngủ: Gỗ cây Bằng Lăng được sử dụng làm giường ngủ mang lại sự chắc chắn, bền bỉ.
  • Bàn văn phòng: Gỗ cây Bằng Lăng còn được sản xuất làm bàn văn phòng.

Ứng dụng gỗ Bằng Lăng trong hỗ trợ chữa bệnh

Lá Bằng Lăng giúp hỗ trợ chữa bệnh
Lá Bằng Lăng giúp hỗ trợ chữa bệnh

Gỗ bằng lăng là loại gỗ có nhiều tác dụng trong Y học, được sử dụng để chữa các bệnh như:

  • Bệnh tiểu đường: Lá Bằng Lăng có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Đau bao tử: Lá Bằng Lăng có tác dụng hỗ trợ kháng khuẩn, giúp giảm viêm, đau dạ dày.
  • Bệnh lỵ trực khuẩn: Vỏ thân bằng lăng giúp hỗ trợ sát khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh lỵ.
  • Nấm ngoài da: Lợi ích của lá và vỏ thân cây Bằng Lăng hỗ trợ kháng nấm, giúp điều trị các bệnh nấm da như nấm chân, nấm tay, nấm móng,…
  • Bỏng da: Cao bằng lăng có tác dụng sát khuẩn, giúp bảo vệ và hỗ trợ làm lành vết thương bị bỏng.

Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi “Gỗ Bằng Lăng là gì? Giá bán gỗ là bao nhiêu?” môt cách chi tiết và đầu đủ nhất. Quý anh chị có nhu cầu setup nội thất văn phòng, hãy liên hệ trực tiếp với GSC Việt Nam:

  • Hotline: 0262.811.855
  • VP Hà Nội: Số 35 Lô D6, KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, TP Hà Nội.
  • VP TP. Hồ Chí Minh: Số 179, đường 1B, KCD Vĩnh Lộc, Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
  • Email: gscvietnam@gmail.com
Chỉ mục