Kỹ năng thoát hiểm trong rạp chiếu phim

Nắm vững những kỹ năng thoát hiểm trong rạp chiếu phim, có thể sẽ giúp bạn vượt qua được hỏa hoạn trong trường hợp cháy nổ ở rạp chiếu phim. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 8 kỹ năng cần thiết để thoát hiểm an toàn. Áp dụng được ở cả quán karaoke, quán bar,…

Chọn rạp chiếu phim đạt tiêu chuẩn PCCC

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nếu muốn thưởng thức phim điện ảnh thì nên chọn rạp phim đạt tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy (PCCC) của Bộ Xây Dựng. Điều này sẽ hạn chế được trường hợp xấu nhất là hỏa hoạn, cháy nổ. Hiện nay, Lotte Cinema, Beta Cinema, CGV Cinema,…là những rạp phim đã đạt tiêu chuẩn PCCC.

Hơn 1000 ghế EVO5609-R tại CGV Aeon Mall Hải Phòng

kỹ năng thoát hiểm trong rạp chiếu phim

Giữ vững tinh thần tập trung và bình tĩnh

Khi cháy nổ xảy ra, bạn không nên hoảng loạn, lo lắng mà nhất định phải giữ vững tinh thần thật bình tĩnh. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào xác định nguồn ngọn lửa và khói. Từ đó, tìm cách rời đi càng nhanh chóng và an toàn càng tốt. Lưu ý rằng, tuyệt đối không chần chừ mang theo đồ đạc hoặc cố nán lại gọi điện cho cứu hỏa.

Di chuyển thông minh

Càng về sau, khói sẽ bốc lên càng nhiều trong đám cháy, gây ra cản trở tầm nhìn. Để tránh bị ngạt khói và mở rộng tầm nhìn, hãy di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất và men bờ tường để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất. Bò sát mặt đất cũng sẽ giúp bạn có nhiều không khí để thở hơn, tránh bị ngạt thở do khói. Nếu luồng khói tới từ trên cao hoặc ngay trong khu vực, hãy nhanh chóng di chuyển ra cửa thoát hiểm và đi xuống các tầng dưới. Nếu khói xuất phát từ tầng dưới, bạn hãy tìm cách di chuyển ngược lên trên tầng thượng để tránh ngạt khí.

Kêu cứu

Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn ở nhà cao tầng, bạn cần di chuyển ra cửu thoát hiểm. Đồng thời, gọi điện thoại cho Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số 114.

Phòng cháy

Dùng khăn ướt nhúng vào cơ thể, quần áo

Trong trường hợp vị trí của bạn cách xa cửa thoát hiểm, thì hãy dự phòng bên mình 1 chai nước lọc và 1 chiếc khăn, hãy đổ nước vào khăn để làm ướt. Tiếp tục bịt khăn có thấm nước lên miệng, mũi để tránh ngạt khí và nhúng khăn ướt lên làn da cơ thể, quần áo mục đích là để tránh cháy quần áo, bỏng da.

Mở cửa thoát hiểm

Cửa thoát hiểm

Trong trường hợp mở cửa thoát hiểm, có 1 chi tiết nhỏ cần đặc biệt nhớ là khi chạm tay để mở, tuyệt đối không được dùng cả lòng bàn tay để nắm cánh cửa đẩy ra mà dùng mu bàn tay chạm vào trước. Điều này sẽ giúp ta dự đoán được liệu bên ngoài phía hành lang, đám cháy đang lớn đến mức độ nào. Nếu nắm cửa quá nóng, tức là bên ngoài đám cháy rất to và sẽ không làm tay ta bị bỏng.

Chọn hướng di chuyển

Sau khi cửa thoát hiểm được mở, ta cần xác định vị trí của ngọn lửa, hướng gió, vị trí nguồn khói để chọn hướng di chuyển hoặc góc lánh nạn hợp lý nhằm giảm sự ảnh hưởng từ ngọn lửa như sức nóng, khói thổi. Trong quá trình di chuyển thì cần phải nhớ, luôn đứng xoay lưng về cánh cửa để phòng khi đám cháy bên ngoài quá lớn, cửa sẽ sập vào luôn và giúp ta nhanh chóng được đẩy vào trong, tạm thời cách ly với đám cháy lớn từ phía hành lang bên ngoài. Đặc biệt, lưu ý rằng khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa, phải tạm dừng mọi di chuyển, sau đó nằm áp người xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn.

Thoát hiểm

Khi thoát ra khỏi khu vực hỏa hoạn, tuyệt đối không chen lấn xô đẩy, không sử dụng thang máy để thoát nạn vì khi có sự cố cháy, nổ nguồn điện sẽ bị cắt nên thang máy sẽ bị dừng. Bạn cần bình tĩnh di chuyển theo đường cầu thang bộ.

Tìm vị trí góc

Trong trường hợp nguy cấp là bị kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy tìm đến vị trí góc. Khi xảy ra cháy, dẫn đến thay đổi áp suất trong phòng và bên ngoài dễ dẫn đến sập nhà, sập phòng. Vì vậy, cần phải nhanh chóng chọn những nơi có vị trí tam giác chính là các góc nhà, góc phòng để làm nơi ẩn nấp. Khi không may phòng sập, đây sẽ là vị trí ít bị đè bẹp nhất.

Những điều cần biết để thoát hiểm an toàn trong rạp chiếu phim

Tìm hiểu vị trí lối thoát hiểm

Nắm rõ được vị trí lối thoát hiểm sẽ giúp bạn nhanh chóng tới đúng vị trí để thoát hiểm. Cụ thể, lối thoát hiểm trong rạp phim thường được thiết kế ở:

  • Cửa chính và cửa phụ, đây là những lối thoát hiểm chính của rạp. Mỗi phòng chiếu phim đều phải có ít nhất hai lối thoát hiểm, một lối thoát hiểm chính và một lối thoát hiểm phụ.
  • Thang bộ thoát hiểm là lối thoát hiểm khẩn cấp trong trường hợp đám cháy xảy ra ở khu vực hành lang. Thang bộ thoát hiểm phải được bố trí ở vị trí thuận tiện, dễ nhìn thấy và không bị cản trở.
  • Hệ thống cửa sổ có thể được sử dụng làm lối thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, các cửa sổ này phải được mở ra dễ dàng và không bị khóa.

Tinh ý nhận biết dấu hiệu sắp cháy nổ

Cháy nổ trong rạp chiếu phim thường bắt nguồn từ các nguyên nhân như chập điện, rò rỉ gas,… Khi phát hiện các dấu hiệu cháy nổ như mùi khét, khói – lửa bốc lên hùn hụt,  bạn cần bình tĩnh và nhanh chóng thực hiện sử dụng kỹ năng thoát hiểm.

Tuân theo hướng dẫn của nhân viên

Bình tĩnh và nghe theo hướng dẫn viên

Ngoài việc nắm vững kỹ năng thoát hiểm, thì bạn còn cần thái độ hợp tác và nghe lời hướng dẫn của nhân viên. Khi có cháy nổ, nhân viên rạp chiếu phim sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn bạn và những người xung quanh thoát hiểm an toàn. Bạn cần tuân theo hướng dẫn của họ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Bài viết trên đây đã hướng dẫn 8 kỹ năng thoát hiểm trong rạp chiếu phim một cách cụ thể và chi tiết nhất.Quý anh chị có nhu cầu setup nội thất văn phòng, hãy liên hệ trực tiếp với GSC Việt Nam:

  • Hotline: 0262.811.855
  • VP Hà Nội: Số 35 Lô D6, KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội.
  • VP TP. Hồ Chí Minh: Số 179, đường 1B, KCD Vĩnh Lộc, Bình Tân, TP. Hồ chí Minh
  • Email: gscvietnam@gmail.com
Chỉ mục