Ngày nay, sơn pu được lựa chọn chủ yếu để tạo nên một lớp bề mặt gỗ hoàn hảo. Nhưng quá trình sơn pu đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận nếu bạn không đảm bảo được sẽ khiến lớp sơn trở nên gồ ghề và xấu xí.
Hiểu một cách đơn giản nhất thì sơn PU là loại sơn để bảo vệ, đánh bóng, tạo màu cho mẫu màu gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp một cách đẹp và mịn nhất. Thành phần của sơn cũng chỉ có 3 thành phần chính:
- Sơn lót: Nhằm làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm để sơn đẹp hơn. Bạn cứ tưởng tượng như sơn tường nhà thì cũng dùng bột trét để làm phẳng bề mặt khi sơn vậy.
- Sơn màu: Tùy thuộc khách hàng yêu cầu, nhưng đa số sơn PU cho gỗ hầu như đều có thành phần sơn màu trong đó dù ít hay nhiều
- Sơn bóng: Nhiều thợ sơn dùng từ sơn PU nhưng đúng ra đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ.
Quy trình sơn PU hiện nay
Bước 1. Quy trình xử lí bề mặt gỗ trước khi sơn PU
Sau khi chà nhám đạt yêu cầu bằng giấy nhám P240, tùy theo mẫu màu sơn yêu cầu có để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng mà quyết định bả bột hay không bả bột. Tuy nhiên phần lớn đối với hệ sơn PU đều sử dụng mẫu sơn bóng bề mặt. Khi thực hiện bã bột, cũng cần chú ý trên mẫu màu sơn có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ hay không? Nếu có thì bột bã phải là bột màu (thông thường bột đen hoặc nâu). Việc thực hiện bước bã bột này là cần thiết nhằm lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết tật nhở trên bề mặt.
Bước 2. Thực hiện sơn lót sơn PU lần 1
Sơn lót lần 1 là bước bắt buộc phải thực hiện trong quá trình sơn PU hiện nay. Đây là lớp sơn không màu, thông thường được pha theo tỷ lệ 2:1:3 (2 lót với 1 cứng và 3 xăng) đã nêu ở trên. Tỷ lệ này cũng có thể giảm hoặc thêm các chất phụ gia khác nhằm điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn.
Xem thêm: Kỹ thuật sơn màu gỗ cho người mới bắt đầu
Bước 3. Thực hiện phun lót sơn PU lần 2
Để có 1 quá trình sơn PU đồ gỗ đẹp bạn nên thực hiện tuần tự các bước này, về chất liệu bạn vẫn sử dụng theo đúng tỷ lệ đã pha ở bước 2. Thời gian chờ khô là 25-30 phút.
Bước 4. Phun màu
Việc pha màu do thợ sơn có kinh nghiệm quyết định, tuy nhiên bạn thực hành 1 đến 2 lần là có thể học được rồi. Lần đầu bạn chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu yêu cầu sau đó bạn đợi 1 lúc và tiến hành sơn màu lần 2 lên bề mặt gỗ, hoàn thiện 100% mẫu màu yêu cầu. Lần sơn này người thợ sơn sẽ sơn đậm hơn các chỗ còn thiếu màu. Ở bước này cần bố trí thợ sơn có kinh nghiệm để thực hiện. Việc sơn màu là bước quan trọng quyết định toàn bộ khâu sơn PU đồ gỗ do đó bạn cần có phòng kín tránh bụi, luồng gió lưu thông đủ.
Bước 5. Phun bóng bề mặt
Sau khi đợi lớp sơn màu khô ta tiến hành sơn bóng bề mặt. Nhiều thợ sơn kỹ thì họ sơn thêm 1 lần lót nữa để bảo vệ bề mặt sơn, nhưng theo cách pha của chúng tôi trong lúc pha sơn màu chúng ta đã cho lót vào rồi nên không cần. Và ta chuyển ngay qua công đoạn sơn bóng. Có nhiều chất liệu bóng như mờ 10%, 20%, 50%, 70% và 100%.
Bước 6. Bảo quản và đóng gói
Việc bảo quản và đóng gói khá quan trọng, bạn sơn xong cần có 1 khu vực để sản phẩm chờ khô nhằm tránh bụi bặm và bụi sơn bám vào ảnh hưởng rất lớn đến độ thẩm mỹ của thành phẩm sau này.
Các lỗi thường gặp khi sơn PU
Sơn Pu là công việc đòi hỏi kĩ thuật cao đối với thợ thi công để tạo nên một không gian hoàn hảo. Nhưng khi công bạn thường mắc phải những lỗi cơ bản sau đây.
Sơn không khô
- Bình quân một sản phẩm sau khi sơn khoảng 2h trở lại thì khô hoàn toàn nhưng nhiều lúc bạn có thể gặp trường hợp sơn không khô, khi sờ tay vào thì màng sơn dẻo, dính. Có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này:
- Dung môi pha sơn không đúng, có lẫn nước trong đó, khi sơn lên dung môi bay đi nhưng nước vẫn còn ở lại trên bề mặt sơn làm sơn không thể chết được.
- Bề mặt sơn dính nước, tương tự như trường hợp trên, màng sơn sẽ không không thể khô được.
- Pha đóng rắn quá ít, không đủ tỷ lệ để sơn chết đối với sơn 2 thành phần. Đối với dòng sơn 2 thành phần, muốn màng sơn chết phải đủ chất đóng rắn trong thành phần sơn, nếu thiếu chất đóng rắn thì sơn sẽ không khô hoặc rất lâu khô.
- Pha nhầm chất đóng rắn của dòng sơn này với dòng sơn kia, ví dụ như trên thị trường hiện nay có dòng đóng rắn PU dành cho hàng sơn PU thường, đóng rắn Đức (cứng Đức) dành cho hàng sơn màu, sơn trắng PU, đóng rắn 2K dành riêng cho hàng sơn 2K, nếu pha nhầm lẫn những đóng rắn này với dòng sơn khác cũng xảy ra hiện tượng sơn không khô được.
- Sơn trong điều kiện nhiệt độ thấp, trời râm. Khi này nhiệt độ quá thấp xăng sẽ không bay hơi được dẫn đến màng sơn không khô mà dính ướt.
Sơn bị chảy
- Sơn bị chảy là một vấn đề mà hầu hết thợ sơn PU mới vào nghề nào cũng mắc phải. Rất nhiều thợ sơn đã gọi đến chúng tôi để hỏi về vấn đề này và đây là những nguyên nhân chính:
- Sơn lỏng, mặc dù nhiều thợ pha sơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tuy nhiên hầu hết sơn phủ thường lỏng hơn sơn lót, do đó nếu pha theo tỷ lệ của sơn lót thì sơn sẽ bị lỏng hay dư xăng. Những thợ yếu tay nghề khi sơn thường bị chảy đặc biệc trên các bề mặt sơn có diện tích lớn.
- Trường hợp thứ hai là do bạn phun quá dày, nếu trên mặt phẳng nằm ngang thì ổn, còn đối với các bề mặt đứng, chảy sơn là điều tất yếu.
- Một lý do nữa là trường hợp bạn phun đè lớp sơn thứ hai lên lớp sơn thứ nhất khi chưa khô hẳn, làm lớp thứ hai bị chảy sệ.
- Trường hợp cuối cùng có thể do súng sơn của bạn vặn quá lớn gây nhiễu, mẫu màu sơn phun thành tia nước chứ không còn là hơi nữa.
Màng sơn bị mốc
- Do chất lượng dung môi pha sơn quá thấp, một số nhà sản xuất vì lợi nhuận mà pha loãng dung môi, không thêm thành phần ngậm nước vào trong dung môi, dẫn đến khi phun lên bề mặt sản phẩm, xăng bay đi nhưng không ngậm nước được dẫn đến nước còn lại trên bề mặt sản phẩm và bị mốc.
- Lý do thứ hai là do sơn trong điều kiện thời tiết âm u, độ ẩm trong không khí cao cũng dẫn đến hiện tượng tương tự.
Xuất hiện vệt sơn
- Nhiệt độ phòng sơn quá cao, dung môi bay hơi nhanh, dẫn đến có sự chênh lệch giữa đường sơn trước và đường sơn sau. Trong trường hợp này cần loại dung môi bay hơi chậm.
- Thao tác với súng sơn không đúng, có sự chồng lấn giữa các đường sơn không đều nhau gây đường lằn sơn.
Màng sơn bị mờ
- Trường hợp màng sơn bị mờ do rất nhiều nguyên nhân gây nên, vầ hầu hết các thợ sơn có thể giải quyết được. Nguyên nhân chủ yếu do:
- Không có phòng sơn dẫn đến bụi bẩn, mùn cưa, hay thậm chí là hạt sơn văng dính lên sản phẩm vừa mới sơn làm mờ bề mặt sản phẩm.
- Thiếu cứng cũng là một nguyên nhân gây mờ, cứng là một thành phần có tác dụng làm bề mặt cứng, căng bóng, nếu thiếu sẽ làm bề mặt bị mờ.
- Nếu dùng cứng (đóng rắn) của hàng mờ sử dụng cho hàng bóng cũng dẫn đến tình trạng mờ bề mặt sản phẩm.
- Một vấn đề nữa là do xăng (dung môi pha sơn), nếu xăng bay hơi quá nhanh sẽ không thể làm tan đều bề mặt sơn dẫn đến sơn bị mờ.
- Nhiệt độ phòng sơn cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn, nếu nhiệt độ cao sẽ làm bay hơi nhanh, màng sơn khô nhanh mà không kịp tan chảy.
Bảng báo giá sơn pu chuẩn nhất
Ngày nay, sơn pu được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất bởi tiêu chuẩn hiện đại, chất lượng tốt và quy trình sơn chuyên nghiệp. Nhưng không phải ai cũng biết được chính xác mức giá sơn pu chuẩn xác nhất.
Điều kiện xây dựng bảng giá
- Dựa vào yếu tố chất lượng bề mặt của sơn: Trong quá trình thi công sơn pu cho vật dụng và các động vật bị hao tổn trên bề mặt càng nhiều chứng tỏ chất lượng sơn kém và giá sẽ thấp hơn so với sơn chính hãng và có độ ăn mòn thấp hơn.
- Dựa vào trọng lượng sơn nền trên bề mặt: khi sơn lên nền nếu trọng tải càng lớn thì chi phí cho sơn càng cao, bạn nên cân nhắc để lựa chọn cho phù hợp.
- Dựa và uy tín, thương hiệu và tên tuổi của đơn vị bán hàng bởi thương hiệu lâu năm và có giá trị sẽ có bảng giá rõ ràng và phù hợp nhất dành cho nhiều khách hàng khác nhau đều có thể sở hữu hàng hóa chất lượng cao và hợp lý với điều kiện kinh tế của gia đình.
- Dựa vào số lượng sản phẩm và yêu cầu khách hàng nếu bạn muốn giảm giá thành mẫu màu sơn, bạn nên chọn số lượng nhiều ở địa chỉ tin cậy như GSC Việt Nam. Chủ đề mà bạn không thể bỏ lỡ “Khám phá bảng màu gỗ được ưa chuộng nhất“
Báo giá sơn Pu tiêu chuẩn
- Sơn phụn có vân gỗ tính giá
- Bàn trượt cầu thang 100.000đ/1m dài
- Bậc và cổ cầu thang 80.000đ M2/1 MẶT
- Cửa gỗ, sàn gỗ 170.000đ M2/1 MẶT 70.000đ MÉT DÀI
- Tủ, giá sách, quầy bar, kệ…… 120.000đ M2
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC: